Đầu tư Shophouse phải quan tâm vị trí của Shophouse

Mục đích chính xây Shophouse là để vừa ở, vừa cho thuê, hoặc tự kinh doanh, muốn kinh doanh hiệu quả hay cho thuê được giá, thì lựa chọn vị trí Shophouse rất quan trọng.

Shophouse hiện đang là một trong những kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư. Có khá nhiều loại hình thức shophouse như: Dãy Shophouse mặt tiền trục đường chính của 1 dự án bất động sản, shophouse nằm ở khối đế chung cư, tòa nhà cao tầng hay dãy shophouse trong khu du lịch nghỉ dưỡng. Có rất nhiều shophouse vừa mở bán đã cháy hàng. Thế nhưng, không phải cứ đầu tư là hiệu quả, điều tiên quyết để thành công trong đầu tư Shophouse là phải chọn được vị trí tốt. Dưới đây, Top Realty sẽ tổng hợp 1 số kinh nghiệm của những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm trong loại hình sản phẩm này chia sẻ.

TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU DỰ KIẾN KHI SHOPHOUSE ĐƯA VÀO SỬ DỤNG LÀ AI?

Đối tượng khách hàng mục tiêu dự kiến là điều mà nhà đầu tư cần quan tâm trước khi quyết định chọn một dự án để đầu tư shophouse. Khu vực của shophouse có đông dân cư chưa? Shophouse dự kiến sẽ phục vụ bao nhiêu người? Khả năng chi trả của nhóm khách hàng này như thế nào? Họ sống ở đâu? Hành vi mua sắm của họ ra sao?

Kể cả khi bạn không tự kinh doanh mà mua để cho thuê lại, bạn càng cần lưu ý vấn đề này. Bạn càng có dự tính về nhiều phương án kinh doanh cho căn shophouse sẽ đầu tư càng tốt. Chúng sẽ là giải pháp giúp bạn thuyết phục khách hàng tương lai (người thuê lại của bạn) một cách hiệu quả.

Thông thường, với các khu đô thị biệt lập hoặc ở xa trung tâm, cư dân của đô thị này chính là khách hàng mục tiêu của bạn. Bởi họ có thể đi bộ mua sắm, phương án tiện lợi nhất. Ngoài ra, dân cư xung quanh dự án, tầm bán kính 5km cũng có thể là đối tượng tiềm năng của bạn.

Như vậy, bạn cần đánh giá sơ bộ về cộng đồng cư dân trong và ngoài dự án đang nhắm đến. Từ đó, giúp bạn thấy được liệu một căn shophouse nào đó có phù hợp với định hướng kinh doanh sắp tới của bạn hay không. Nên tính toán một con số ước lượng cụ thể để dự kiến kết quả kinh doanh trước khi xuống tiền đặt cọc mua Shophouse.

Shophouse Homeland Central Park 2

TRONG BÁN KÍNH 2-3KM QUANH SHOPHOUSE CÓ BAO NHIÊU KHU THƯƠNG MẠI, MUA SẮM? CÁC KHU NÀY HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Xem xét yếu tố này giúp bạn nhìn trước được bối cảnh cạnh tranh sau này nếu bạn đầu tư tại đây. Không nhất thiết mua Shophouse là phải mua trong thành phố, cạnh tranh cao, giá cao, khu vực dự kiến đầu tư càng ít shophouse, ít trung tâm thương mại, khu vui sắm thì áp lực cạnh tranh càng giảm. Nếu phân tích sâu hơn, bạn có thể xét đến ngành kinh doanh dự kiến của mình, mặt hàng bạn sẽ kinh doanh là gì. Nên khảo sát kỹ hơn về các đối thủ có cùng hoặc gần với mặt hàng dự kiến kinh doanh của bạn.

VỊ TRÍ SHOPHOUSE CÓ GẦN CÁC ĐIỂM MUA SẮM, ĂN CHƠI, NGHỈ DƯỠNG NỔI TIẾNG HAY KHÔNG?

Việc gần các khu vực nổi tiếng, có “thương hiệu địa phương” có khả năng hút thêm khách hàng tương lai cho bạn. Bạn cũng cần tính toán đến đặc điểm của lượng khách mà “thương hiệu này” có thể thu hút này. Liệu họ có đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn hay không?

VỊ TRÍ SHOPHOUSE CÓ TIỆN GIAO THÔNG, CƠ SỞ HẠ TẦNG CÓ TỐT KHÔNG?

Hãy đặt mình là người cần thuê, hay muốn đầu tư shophouse của bạn, hãy khảo sát các khu vực trung quanh để nắm được shophouse bạn định đầu tư có:
– Gần trạm xe buýt, bến xe bus, xe khách,… không?
– Có chỗ để xe ô tô, xe máy cho khách hàng mua sắm không?
– Có gần các khu vực giao thông thường tắc nghẽn? Giao lộ, ngã tư, đường cấm, đường 1 chiều,…?
– Có gần khu ngập lụt, thường xuyên mất điện,…không?
– Nơi có an ninh đảm bảo không?
….

Với những kinh nghiệm này, Top Realty hi vọng bạn có thể lựa chọn cho mình 1 căn shophouse như ý.

Bài viết đang được quan tâm: